Các chức năng của hệ cơ

Các động tác ở các chi, tim, và các bộ phận khác của cơ thể có thể xảy ra là nhờ các tế bào cơ hoạt động như những động cơ tí hon. Những tế bào cơ sử dụng năng lược trích xuất từ những phân tử dưỡng chất cũng như những động cơ sử dụng năng lượng nhờ dòng điện cung cấp. Hệ thần kinh điều hòa và phối hợp các tế bào cơ, để cho ra các hoạt động được điều hợp và trơn tru cũng như một máy vi tính điều khiển và phối hợp nhiều động cơ trong một các máy tự động thực hiện các hoạt động theo dây chuyền.

Chương này trình bày các chức năng của hệ cơ (tr. 279), các đặc điểm chung của cơ (tr. 279), và cấu trúc cơ xương (tr. 285). Mô hình trượt tơ cơ (tr. 285) trong sự co cơ sẽ được giải thích. Sinh lý sợi cơ xương (tr. 285), sinh lý cơ xương (tr. 295), các loại co cơ (tr. 299), sự mệt mỏi (tr. 301), các nguồn năng lượng (tr. 303), các sợi chậm và nhanh (tr. 305), và công suất của tim (tr. 307) được trình bày. Các cấu trúc và chức năng của cơ trơn (tr. 307) và cơ tim (tr. 311) được giới thiệu, nhưng cơ tim được thảo luận chi tiết hơn ở chương 20. Cuối cùng, các tác động của sự lão hóa lên cơ xương (tr. 312) được trình bày. Vì cơ xương nhiều và sự hiểu biết về nó có nhiều, nên cơ xương được khảo xét chi tiết hơn.

CÁC CHỨC NĂNG CỦA HỆ CƠ

Các động tác trong cơ thể có được là nhờ lông mao (cilia) hoặc lông roi (flagella) trên bề mặt của các tế bào, nhờ trọng lực, hoặc nhờ sự co của các cơ. Hầu hết cử động của cơ thể từ sự đập của tim cho đến việc chạy bộ marathon, là do sự co cơ. Như đã mô tả ở chương 4, có ba loại mô cơ: mô cơ xương, cơ trơn và cơ tim. Sau đây là các chức năng chính của các cơ:

  1. Động tác của cơ thể. Hầu hết các cơ xương bám vào xương, là thường hoạt động dưới sự kiểm soát có ý thức, chịu trách nhiệm cho hầu hết các động tác của cơ thể bao gồm đi bộ, chạy bộ, nhai và thao tác các vật thể bằng hai tay.
  2. Duy trì tư thế. Các cơ xương liên tục duy trì trương lực tư thế, là cái giữ cho chúng ta ngồi và đứng thẳng.
  3. Hô hấp. Các cơ xương của lồng ngực chịu trách nhiệm cho các động tác cần cho hô hấp.
  4. Sinh nhiệt cho cơ thể. Khi các cơ xương co, nhiệt được phát ra như một sản phẩm phụ. Việc giải phóng nhiệt này là quan trọng đối với sự duy trì nhiệt độ cơ thể.
  5. Giao tiếp. Các cơ xương tham dự vào nhiều khía cạnh của giao tiếp, thí dụ như nói, viết, đánh máy, thể hiện cử chỉ, và nét mặt.
  6. Sự co bóp của tạng phủ và mạch máu. Sự co của cơ trơn trong thành của nội tạng và mạch máu gây ra sự co bóp trong những cấu trúc ấy. Sự co bóp này có thể giúp đẩy và trộn thức ăn và nước trong ống tiêu hóa, đẩy các chất tiết từ các tạng phủ, và điều hòa dòng máu chảy trong mạch máu.
  7. Nhịp tim. Sự co bóp của cơ tim làm cho tim co bóp, đẩy máu đến tất cả các bộ phận của cơ thể.

Câu hỏi

Hãy liệt kê những chức năng của cơ xương, trơn và tim và giải thích tại sao từng chức năng đó thực hiện được.

About Tên em là Chè

Email: nguyenthimongche@gmail.com
Bài này đã được đăng trong Giải phẫu và được gắn thẻ . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

1 Responses to Các chức năng của hệ cơ

  1. nguyễn văn tiến nói:

    khi cháu còn bé, cháu bị tiêm vào gân đùi (theo bác sĩ nói) cháu lớn lên thì đi lại chân bị quạng rác và chan bị tiêm vào rất khó gập chân lại, nên cháu hỏi bác sĩ xem có thể khắc phục được không ạ, cháu cảm ơn!

Bình luận về bài viết này